1) Triết học Mác-Lenin (Philosophy of Marxism and Lenisim)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về Triết học Mác – Lênin
2) Kinh tế chính trị Mác-Lenin (Political Economics of Marxism and Leninism)
– Số tín chỉ: 2 (lý thuyết)
– Điều kiện: Môn học song hành “Triết học Mác – Lênin”
– Mô tả nội dung môn học: Nội dung chương trình gồm 6 chương: Trong đó chương 1 bàn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của Kinh tế chính trị Mác-Leenin. Từ chương 2 đến chương 6 trình bày nội dung cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác – Leenin theo mục tiêu của môn học. Cụ thể các vấn đề như: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thi trường; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
3) Chủ nghĩa xã hội học (Scientific Socialism)
– Số tín chỉ: 2 (lý thuyết)
– Điều kiện: Môn học trước là “Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin”
– Mô tả nội dung môn học: Nội dung chủ yếu của môn học là cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản có hệ thống cuả chủ nghĩa xã hội khoa học.
4) Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (History of Vietnamese Communist Party)
– Số tín chỉ: 2 (lý thuyết)
– Điều kiện: Môn học trước là “Triết học Mác-Lênin”, “Kinh tế chính trị Mác-Lênin” và
“Chủ nghĩa xã hội khoa học”
– Mô tả nội dung môn học: Môn học trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
5) Tư tưởng Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh’s Thoughts)
– Số tín chỉ: 2 (lý thuyết)
– Điều kiện: Môn học trước là “Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin” và “Chủ
nghĩa xã hội khoa học”
– Mô tả nội dung môn học: Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh; về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về văn hóa, đạo đức, con người.
6) Tư duy phân tích (Critical Thinking)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học cung cấp sinh viên những kiến thức nền về tư duy phân tích, kỹ năng hữu ích đối với mọi đối tượng ngành nghề. Sinh viên thực hành với các dạng lý luận, phân tích, đánh giá các lý luận của mình và của người khác. Sinh viên được hỗ trợ các phương pháp tìm kiếm thông tin để lý luận và kiểm định lý luận.
7) Đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp (Engineering Ethics and Professional Skills)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học được thiết kế nhằm dẫn nhập sinh viên ngành kỹ thuật đến với khái niệm, lý thuyết và thực hành đạo đức trong kỹ thuật. Môn học cho phép sinh viên khám phá mối quan hệ giữa đạo đức và kỹ thuật đồng thời áp dụng quy chuẩn đạo đức cổ điển và thực hành đưa ra quyết định vào các vấn đề kỹ thuật gặp phải trong nghề nghiệp lẫn hàn lâm. Xã hội chúng ta đăt nặng vấn đề trách nhiệm lên các ngành nghề và yêu cầu chúng phải được thi hành theo đúng cách thức và vị trí vốn có của nó trong cộng đồng. Việc học tập và hiểu đạo đức nghề nghiệp như một phần trong quá trình phát triển của một con người cũng giống như học toán cao cấp. Sinh viên phải có đưọc khả năng mở mang tư duy và nhìn nhận về một xã hội liên tục thay đổi. Điều quan trọng ở đây là sinh viên học đưọc cách thảo luận chia sẻ các ý tuởng và khái niệm mà có thể trong quá khứ họ khó có thể đồng ý; do đó, lớp học sẽ đưọc tổ chức thành các nhóm dựa trên phân công môn học.
8) Anh văn chuyên ngành 1 (Academic English 1, Writing AE1, và Listening AE1)
– Số tín chỉ: 4 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết/ Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học:
Kỹ năng viết AE1: Môn học nhằm nâng cao kỹ năng viết trình độ trên trung cấp (pre- advanced). Chương trình tập trung vào việc xây dựng bài luận dựa trên các kỹ năng viết như: làm dàn bài, viết câu luận đề, kết nối và sắp xếp trình tự các đoạn, dùng từ và cụm từ nối để tạo sự mạch lạc cho bài văn. Các thể loại bao gồm: miêu tả người, đồ vật, qui trình, trình bày ý kiến, so sánh và đối chiếu, nguyên nhân – kết quả, vấn đề – giải pháp, nghị luận.
Kỹ năng nghe AE1: Kỹ năng tiếng Anh học thuật, ghi chú, và thảo luận sẽ giúp sinh viên làm quen với những khó khăn trong việc học tiếng Anh ở đại học. Sinh viên sẽ học các kỹ năng cần thiết cho sinh viên Đại học Quốc tế, bao gồm: nghe bài giảng chủ động, ghi chú hiệu quả, tham gia thảo luận tự tin. Cùng với các kỹ năng nghe, sinh viên cũng sẽ trau dồi thêm vốn từ vựng học thuật.
9) Anh văn chuyên ngành 2 (Academic English 2, Writing AE2, và Speaking AE2)
– Số tín chỉ: 4 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: không/Môn học trước: Anh văn chuyên ngành 1
– Mô tả nội dung môn học:
Kỹ năng viết AE2: Môn học nhằm cung cấp một cách tổng quát cấu trúc của một bài viết báo cáo nghiên cứu, từng bước giúp sinh viên hoàn tất một bài viết cụ thể trong lĩnh vực của mình. Nội dung của khóa học bao gồm: các thành phần của bài báo cáo, kỹ năng chọn và giới hạn đề tài, viết câu luận đề, làm dàn bài, tìm và dẫn chứng tài liệu, ghi chú, viết mở bài, nội dung chính và kết luận, viết và sửa chữa bản nháp. Sinh viên sẽ thực hành trên các đề tài liên quan đến môn học của mình.
Kỹ năng nói: Môn học cung cấp cho sinh viên các chiến lược thiết thực sử dụng trong việc thuyết trình. Ngoài ra sinh viên được giúp đỡ hình thành kỹ năng lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến phản hồi đối với các bài thuyết trình khác trong lớp.
10) Toán 1 (Calculus 1)
– Số tín chỉ: 4 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Hàm số, Giới hạn, Tính liên tục, Đạo hàm, Đạo hàm cho các hàm cơ bản, Qui tắc tính đạo hàm, Ứng dụng của đạo hàm, Quy tắc L’hospital, Tối ưu, Phương pháp Newton, Tích phân, Tích phân xác định, Các định lý cơ bản của giải tích, Kỹ thuật tính tích phân.
11) Toán 2 (Calculus 2)
– Số tín chỉ: 4 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: Toán 1, Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Cung cấp cho sinh viên những khái niệm và kỹ thuật giải tích của các hàm nhiều biến số liên quan đến giới hạn, sự liên tục, vi phân và tích phân; kỹ năng cơ bản tính tổng của chuỗi số. Nhiều áp dụng giải thích những khái niệm và kỹ thuật này trong các tình huống thực tế.
12) Vật lý 1 (Physics 1)
– Số tín chỉ: 2 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Khảo sát động học, động lực học, năng lượng học của chuyển động của chất điểm và của vật rắn.
13) Vật lý 2 (Physics 2)
– Số tín chỉ: 2 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: Toán 1, Vật lý/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Các kiến thức cơ bản về cơ học chất lưu; mô tả về khí, nhiệt và định luật một về nhiệt động lực học, động cơ nhiệt và định luật hai về nhiệt động lực học; mô tả về khí và thuyết động học của khí.
14) Hóa đại cương (Chemistry for Engineers)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học sẽ giới thiệu những nguyên lý cơ bản của Hóa học và kết nối những nguyên lý đó với những vấn đề của ngành kỹ thuật. Phần thực hành không bao gồm trong môn học.
15) Sinh học (Biology)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết) + 1 (thực hành)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học được thiết kế thành các chủ đề hóa sinh, sinh học phân tử, sinh học tế bào, di truyền học, thuyết tiến hóa và sinh thái học. Các nguyên lý và học thuyết cơ bản trong sinh học sẽ được đề cập trong môn học, bao gồm: hóa học của sự sống, học thuyết tế bào, chu trình năng lượng và cơ chế kiểm soát, gen và các sản phẩm gen (di truyền và biển hiện gen), thuyết tiến hóa, đặc biệt là chọn lọc tự nhiên và các bài học về sinh thái học quần thể và sự tương tác của chúng với những vật chất sống và tác nhân phi sinh vật trong môi trường.
16) Vẽ kỹ thuật (Engineering Drawing)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học nhằm cung cấp khả năng hiểu bản vẽ kỹ thuật, cung cấp kỹ năng vẽ bản vẽ kỹ thuật theo chuẩn TCVN và ISO bằng phương pháp thủ công và bằng phần mềm AutoCAD. Môn học cung cấp kiến thức sử dụng phần mềm AutoCAD, phương pháp chuẩn để trình bay bản vẽ kỹ thuật: cơ bản, chuẩn, xây dựng và kỹ năng phân tích, hiểu bản vẽ kỹ thuật
17) Thống kê ứng dụng (Applied Statistic)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: không/Môn học trước: Toán 1
– Mô tả nội dung môn học: Môn học nhắm đến việc cung cấp cho sinh viên ngành KTHH những kiến thức cơ bản về tối ưu hóa, những vấn đề tối ưu hóa thường gặp, những phương pháp/ thuật toán tối ưu hóa. Môn học tập trung vào việc giới thiệu cho sinh viên về lập trình tuyến tính và những phương pháp giải quyết các vấn đề lập trình tuyến tính. Đây là 1 vấn đề rất cơ bản của tối ưu hóa được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nói chung và ngành KTHH nói riêng. Có rất nhiều công cụ và phần mềm hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn để tối ưu hóa tuyến tính. Do đó, môn học cũng giới thiệu một số phần mềm hỗ trợ việc giải các vấn đề tối ưu hóa tuyến tính. Ngoài ra, môn học còn giới thiệu một số kiến thức cơ bản về lập trình phi tuyến tính và các thuật toán để giải. Một nội dung khác của môn học là việc ứng dụng thống kê vào phân tích số liệu trong ngành KTHH.
18) Cơ ứng dụng (Applied Mechanics)
– Số tín chỉ: 2 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: không/Môn học trước: Toán 1, Vật lý 1
– Mô tả nội dung môn học: Nội dung môn học là những kiến thức về sự cân bằng của hệ lực và các kiến thức và kỹ năng của các phương pháp tính bền trong các trường hợp tải trọng: kéo nén đúng tâm, xoắn thuần túy, uốn ngang phẳng, uốn và xoắn đồng thời; và các kiến thức về các bộ truyền động đai, xích, bánh răng, trục và ổ trục ứng dụng trong kỹ thuật.
19) Lập trình cho kỹ sư (Programming for Engineers)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết) + 1 (thực hành)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Khóa học cung cấp kiến thức cơ bản về lập trình và cấu trúc dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình C, bao gồm các kiểu dữ liệu cơ bản, vòng lặp, phân nhánh, mảng, hàm, đệ quy, chuỗi, cấu trúc và con trỏ; giới thiệu về các kiểu dữ liệu: danh sách, danh sách liên kết, cây nhị phân; giới thiệu về phân tích thuật toán: tìm kiếm và phân loại
20) Kỹ thuật điện (Principles of Electrical Engineering 1)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: Toán 1/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học được thiết kế xoay quanh các chủ đề chính: các thành phần trong mạch điện; các loại nguồn độc lập; phân tích mạch điện ổn định một chiều và xoay chiều; các định lý trong mạng điện; mạch khuếch đại (OpAmp); tính tóán công suất
21) Cơ học lưu chất (Applied Fluid Mechanics)
– Số tín chỉ: 2 (lý thuyết) + 1 (thực hành)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học này giới thiệu cho sinh viên các khái niệm vật lý cơ bản và biểu diên tóán học trong cơ học lưư chất. Đây sẽ trở thành nền tảng quan trọng để hiểu và phát triển các công cụ dùng cho kỹ sư hóá học để phân tích các quá trình hóá học, vật lý, và sinh học. Cụ thể, các bài học sau sẽ đựoc đề cập (đây không phải là một danh sách đầy đủ):
– Phân tích thứ nguyên và độ đồng dạng (số Reynolds và Womersley)
– Tĩnh học lưu chất
– Ứng suất chất lưu; các quan hệ cấu thành cơ bản
– Các định luật bảo toàn: khối luợng, động lưọng, và năng lưọng
– Phương trình Navier-Stokes, và một số nghiệm chính xác của nó
– Dòng chảy nhớt: chảy biên và chảy rối
22) Khởi nghiệp (Entrepreneurship)
– Số tín chỉ: 2 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Nội dung môn học bao gồm: Giới thiệu về kinh tế vĩ mô, vi mô; các thách thức và rủi ro của doanh nghiệp mới, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ; cách thức chọn lựa loại hình doanh nghiệp và tổ chức cấu trúc doanh nghiệp; hoạch định chiến lược và xây dựng phương án vốn; kiểm soát nội bộ và kiểm soát rủi ro; quản lý tài chính và xây dựng hệ thống kế toán; điều hành doanh nghiệp và quan hệ với bên ngoài; xây dựng phương án kinh doanh và cách thức đánh giá hiệu quả hoạt động; kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác trong một doanh nghiệp công nghệ.
23) Quản lý dự án kỹ thuật (Engineering Project Management)
– Số tín chỉ: 2 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không, Môn thay thế: Khởi nghiệp
– Mô tả nội dung môn học: Nhằm nâng cao khả năng quản lý trong môi trường làm việc nhóm, môn học này sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức quản lý dự án cơ bản nhằm giúp sinh viên giải quyết các vấn đề trong bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào. Sinh viên cũng sẽ có thêm kinh nghiệm thực tế về việc sử dụng kỹ thuật quản lý như sử dụng MS.Project trên dự án của chính sinh viên. Môn học này cung cấp kiến thức cơ bản và kỹ năng quản lý dự án như phân tích và chọn biện pháp thay thế, lên kế hoạch, lên lịch, giám sát và kiểm soát dự án. Môn học này cũng giới thiệu những cách tiếp cận khác nhau để giải quyết các vấn đề phát sinh trong một sự án. Môn học cũng cung cấp một số phần mềm có thể nâng cao hiệu quả của việc quản lý dự án.
24) Nhập môn kỹ thuật Hóa học (Introduction to Chemical Engineering)
– Số tín chỉ: 2 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học này sẽ giới thiệu đến sinh viên về sự nghiệp kỹ sư và lĩnh vực kỹ thuật hóa học, dẫn dắt sinh viên qua các nguyên lý thiết kế kỹ thuật và giải quyết vấn đề, giúp sinh viên phát triển kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, và kỹ năng giao tiếp.
25) Hóa vô cơ (Inorganic Chemistry)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết) + 1 (thực hành)
– Điêu kiện tiên quyết: Hoá đại cương/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Cung cấp cho sinh viên kiến thức và hiểu biết rộng rãi về các nguyên tắc tập trung vào cấu trúc phân tử và tính chất của các phức hợp và hợp chất vô cơ.
26) Hoá hữu cơ 1 (Organic Chemistry 1)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điêu kiện tiên quyết: Hoá đại cương/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Khóa học cung cấp thông tin cơ bản về cấu trúc và phản ứng của các hợp chất hữu cơ, nhấn mạnh các khía cạnh liên quan đến công nghiệp. Hóa hữu cơ 1 tập trung vào mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất phản ứng của các hydrocarbon. Đồng thời, khoá học còn là lời giới thiệu về các nguyên lý của các phương pháp quang phổ được sử dụng để xác định phân tử hữu cơ.
27) Hoá hữu cơ 2 (Organic Chemistry 2)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điêu kiện tiên quyết: Hoá hữu cơ 1/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Khóa học này là phần thứ hai của Hóa học hữu cơ nhằm cung cấp thông tin cơ bản về cấu trúc và phản ứng của các hợp chất hữu cơ với sự nhấn mạnh về các khía cạnh công nghiệp. Hóa học hữu cơ 2 tập trung về mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất cũng như phản ứng của các nhóm chức năng và đại phân tử
28) Thực hành Hóa hữu cơ (Organic Chemistry Laboratory)
– Số tín chỉ: 2 (thực hành)
– Điêu kiện tiên quyết: Hoá đại cương/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Thực hành hóa hữu cơ giới thiệu cho sinh viên các kỹ thuật và phương pháp cơ bản trong quá trình chiết xuất, tinh chế, tổng hợp và mô tả các hợp chất hữu cơ cùng các phản ứng đơn giản được sử dụng trong thí nghiệm hóa học hữu cơ. Ngoài ra, học sinh sẽ được hướng dẫn để viết báo cáo thí nghiệm khoa học
29) Hóa phân tích 1 (Analytical Chemistry 1)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điêu kiện tiên quyết: Hoá đại cương/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Giới thiệu cho sinh viên các nguyên lý cơ bản của hoá học phân tích, xử lý thống kê dữ liệu cùng với các nguyên tắc thực tế để làm việc trong các phòng thí nghiệm.
30) Hoá phân tích 2 (Analytical Chemistry 2)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điêu kiện tiên quyết: Hóa phân tích 1/Môn học song song: Thực hành hoá phân tích
– Mô tả nội dung môn học: Môn học này nhằm phát triển kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng liên quan đến kỹ thuật thao tác công cụ, máy móc trong lĩnh vực quang phổ, khoa học tách, và xây dựng trên cơ sở đã được cung cấp trong CHE1051IU (Hóa phân tích 1).
31) Thực hành hoá phân tích (Analytical Chemistry Laboratory)
– Số tín chỉ: 2 (thực hành)
– Điêu kiện tiên quyết: Hoá phân tích 1/Môn học song song: Hoá phân tích 2
– Mô tả nội dung môn học: Môn học được thiết kế để giới thiệu cho sinh viên những nguyên lý cơ bản của hóa phân tích, xử lý thống kê dữ liệu cùng với các nguyên tắc thực hành để làm việc trong phòng thí nghiệm. CHE1062IU là môn học nhập môn về thí nghiệm trong Hóa phân tích. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ nắm vững kiến thức về:
o Kỹ thuật thực hành phòng thí nghiệm cho các phép đo định lượng hoá chất bao gồm độ chính xác về các ẩn số.
o Hiểu biết về những phương pháp phân tích được lựa chọn
o Khả năng phân tích dữ liệu và chuẩn bị các báo cáo phòng thí nghiệm cơ bản
32) Hóa lý 1 (Physical Chemistry 1)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điêu kiện tiên quyết: Toán 2, Vật lý 2, Hóa đại cương/ Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Khóa học cung cấp cho sinh viên nền tảng cần thiết trong nhiệt động lực học bao gồm nhiệt động lực học, cân bằng hóa học và cân bằng pha. Các kiến thức trong khóa học này sẽ được xây dựng thêm trong các khóa học cơ bản khác cũng như các khóa học chuyên ngành trong chương trình kỹ thuật hóa học. Khóa học bao gồm hai phần:
o Nhiệt động lực học: (i) Khái niệm và tính chất của các chất tinh khiết (ii) định luật nhiệt động lực học đầu tiên, (iii) định luật thứ hai của nhiệt động lực học (iv) Chu kỳ động lực học và (v) Áp dụng các định luật nhiệt động lực học vào hệ thống phản ứng hóa học.
o Cân bằng hóa học và cân bằng pha: (vi) Cân bằng hóa học, (vii) Lý thuyết cân bằng pha và cân bằng pha của các hệ thống thành phần đơn (viii) Cân bằng chất lỏng – hơi và lỏng – lỏng (ix) Cân bằng chất lỏng – rắn
33) Hóa lý 2 (Physical Chemistry 2)
– Số tín chỉ: 2 (lý thuyết) + 1 (thực hành)
– Điêu kiện tiên quyết: Hoá lý 1/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Khóa học được thiết kế dành cho sinh viên kỹ thuật hóa học, sau Hoá lý 1, cung cấp cho sinh viên nền tảng cần thiết trong động học hóa học, điện hóa học, hiện tượng bề mặt và xúc tác. Ngoài ra, sau 10 tuần cho các bài giảng trong lớp, 5 tuần thực hành liên quan đến các nội dung bài học sẽ được tổ chức vào thời gian còn lại. Khóa học bao gồm 4 phần:
o Điện hóa học: (i) Các giải pháp lý tưởng và phi lý tưởng (ii) Các hệ thống điện hóa o Động học hóa học (i) Khái niệm và phân loại tỷ lệ phản ứng (ii) Động học phản ứng của các phản ứng phức tạp (iii) Lý thuyết về tốc độ phản ứng.
o Hiện tượng bề mặt (i) Khái niệm (ii) Hóa lý vật lý bề mặt (iii) Ảnh hưởng của độ cong trên các biến cân bằng (iv) Hấp phụ (v) Xúc tác không đồng nhất
o Thí nghiệm (i) Nhiệt phản ứng (ii) Chất lỏng – Cân bằng rắn (iii) Thứ tự tốc độ phản ứng (iv) Số vận chuyển (v) Hấp phụ.
34) Hóa sinh (Biochemistry)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết) + 1 (thực hành).
– Điêu kiện tiên quyết: Hoá đại cương/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Cung cấp cho học sinh các khái niệm cơ bản trong sinh hóa và giới thiệu về các chất chuyển hóa xảy ra trong các sinh vật sống để hiểu được cơ bản sự sống trong thế giới phân tử. Các chủ đề khóa học sẽ xoay quanh động học enzyme và cơ chế, chuyển hóa của các phân tử sinh học quan trọng như carbohydrate, axit béo, axit amin với sự nhấn mạnh vào con đường suy thoái của chúng. Các kỹ thuật và phương pháp tiếp cận được sử dụng trong lĩnh vực hóa sinh cũng sẽ được giới thiệu.
35) Đo lường và điều khiển quá trình (Process Instrumentation and Control)
– Số tín chỉ: 2 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: không/Môn học trước: Nhập môn kỹ thuật hóa học, Kỹ thuật điện
– Mô tả nội dung môn học: Một quy trình không thể vận hành mà không cần tới đo lường, phân tích và kiểm soát các thông số kỹ thuật của nó. Môn học này giới thiệu phương pháp tính toán để xác định các sai số tiềm năng trong phân tích và đo lường cho các quy trình kỹ thuật hóa học, nền tảng cơ bản của quá trình vận hành thiết bị đối với các yếu tố cơ bản, như nhiệt độ, áp suất, tốc độ dòng chảy, pH, chất lỏng cấp hạt rắn,v..v…. Mục đích chính của khóa học cũng là giới thiệu cho sinh viên về các nguyên tắc cơ bản trong việc kiểm soát các quy trình kỹ thuật hóa học.
36) Hóa học công nghiệp (Industrial Chemistry)
– Số tín chỉ: 2 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: không/Môn học song song: Hóa lý 2
– Mô tả nội dung môn học: Môn học này sẽ cung cấp cho sinh viện các kỹ thuật và kiến thức cơ bản trong hoá học công nghiệp. Các chủ đề đưọc giới thiệu bao gồm kỹ thuật hoá học quá trình, xúc tác bề mặt, hấp phụ và dị thể, vật liệu polymer, hoá keo và chất hoạt động bề mặt, hoá học xanh và bền vững.
37) Động học phản ứng và xúc tác (Reaction Kinetics and Catalysis)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học này cung cấp cho sinh viên những nguyên lý và phương pháp xúc tác đồng thể và dị thể. Môn học bao quát các định nghĩa xúc tác; hấp thụ-khử hấp thụ; diện tích bề mặt và độ xốp; động học Langmuir-Hinshelwood, xây dựng mô hình động học; định tính xúc tác; và lý thuyết tốc độ phản ứng.
38) Hóa tính toán (Computational Chemistry)
– Số tín chỉ: 2 (lý thuyết) + 1 (thực hành)
– Điều kiện: Môn tiên quyết: Hóa lý 2, Hóa hữu cơ 2/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học đề cập dến các tính toán máy tính trong hóa học. Môn học tích hợp các yếu tố tính toán lý thuyết và thực hành được áp dụng trong các lĩnh vực hóa học môi trường, hóa học protein, và hóa dược. Sinh viên được kỳ vọng sẽ tiếp thu được kiến thức hóa học lượng tử, cơ học phân tử, tin sinh học, mô tả tính chất phân tử theo lý thuyết, và áp dụng các phương pháp tính toán hình học và cấu trúc điện tử của phân tử. Khóa học bao gồm lý thuyết và ứng dụng thực hành những khái niệm quan trọng trong hóa học lượng tử và cơ học phân tử. Các khái niệm trung tâm sử dụng ứng dụng trên máy tính của các phân tử hữu cơ trong phạm vi hóa học lượng tử sẽ được trình bày và thảo luận. Trọng tâm của cơ học phân tử bao gồm mô tả và diễn giải ứng dụng thực tế của các phân tử hữu cơ, kể cả protein. Phần tin sinh học của môn học giải quyết vấn đề xây dựng và sử dụng các cơ sở dữ liệu chứa thông tin sinh học, so sánh trình tự protein và so sánh cấu trúc 3 chiều. Lý thuyết nền tảng của các phương pháp, thực hành thực tế và đánh giá chất lượng so sánh trình tự sẽ được trình bày. Vấn đề định tính theo lý thuyết của phân tử sẽ liên kết các phần của môn học với nhau, tức là hóa học lượng tử, cơ học phân tử và tin sinh học.
39) Mô phỏng và tối ưu hóa (Simulation and Optimization)
– Số tín chỉ: 2 (lý thuyết) + 1 (thực hành)
– Điều kiện tiên quyết: Đo lường và điều khiển quá trình/ Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học giới thiệu các phuơng pháp cơ bản dùng trong nghiên cứu các quá trình tất định, sử dụng phân tích xấp xỉ và đại số tuyến tính để giải quyết những vấn đề công nghiệp. Các chủ đề sẽ đuợc đề cập bao gồm: hệ thống hoá vấn đề, thuật toán đơn hình trong quy hoạch tuyến tính, lý thuyết đối ngẫu, nhập môn hình học và lý thuyết đơn hình, phân tích độ nhạy, các vấn đề truyền vận và mạng luới phân luồng.
40) Quá trình và thiết bị truyền khối (Mass Transfer Operations)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: không/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Trong môn học này, sinh viên sẽ được học lý thuyết then chốt và
ứng dụng nhập môn thực tế của các quá trình riêng biệt. Lý thuyết cơ bản bao gồm khuếch tán phân tử, khuyền khối đối lưu, truyền khối liên pha, mô hình 2-màng, màng và hệ số truyền khối tổng, cân bằng khí-lỏng. Lý thuyết truyền khối được dùng trong thiết kế và phân tích các quá trình vận hành khác nhau. Bao gồm chưng cất nhanh và chưng cất liên tục, hấp thụ khí, trích ly, ngâm chiết rắn, hấp phụ, sấy khô, làm ẩm. Các phương pháp sử dụng trong môn học bao gồm cần bằng vật liệu cho quá trình tiếp xúc phân đoạn và liên tục, phương pháp thiết kế McCabe-Thiele, và thiết kế tháp chưng cất.
41) Quá trình và thiết bị truyền nhiệt (Heat Transfer Operations)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học sẽ giới thiệu những khái niệm cơ bản của nhiều
phương thức Quá trình và Thiết bị Truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu,và bức xạ. Những khái niệm này sẽ được làm rõ bằng những lý thuyết và ứng dụng cho những giải pháp liên quan đến những vấn đề kỹ thuật hóa học thực tiễn. Một số khía cạnh của nguyên lý thiết kế quy trình truyền nhiệt trong thiết bị sẽ được dạy trong phần sau của khóa học. Cuối cùng, để minh họa một cái nhìn vật lý của quá trình đối lưu, sự truyền nhiệt trong dòng chảy biên sẽ được nhắc đến. Mặc dù môn học được thiết kế chủ yếu để phù hợp với yêu cầu như một khóa học truyền nhiệt dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp ngành kỹ thuật hóa học, nó sẽ hữu ích cho kỹ sư đang theo học để đáp ứng các kiến thức cơ bản và kỹ thuật.
42) Kỹ thuật phản ứng (Chemical Reaction Engineering)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học này nhằm mục đích giúp sinh viên làm chủ một số khái
niệm nâng cao trong kỹ thuật phản ứng hóa học, đặc biệt là: 1) thiết kế lò phản ứng nâng cao, bao gồm tính toán cân bằng năng lượng; 2) các cơ chế phản ứng hóa học và lý thuyết tốc độ phản ứng; 3) các hiệu ứng truyền vận trong hệ phản ứng; 4) các ứng dụng sinh học phân tử của động học hóa học
43) Các quá trình và thiết bị cơ học (Mechanical Unit Operations)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: Toán 2, Vật lý 1/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Trong quá trình và thiết bị cơ học,sinh viên sẽ được làm quen với
các vấn đề về lưu chất và hạt rắn trong hỗn hợp. Trong môn học này, sinh viên được cung cấp kiến thức cơ bản về kỹ thuật hóa học trong cơ học chất lưu và các quá trình vận hành cơ học cho các hệ không đồng nhất. Môn học này là khối kiến thức trọng yếu của một kỹ sư hóa học. Môn học bao gồm 3 phần:
o Phần 1: Các khái niệm cơ bản và cơ học chất lưu: định nghĩa, phân loại, và tính chất của lưu chất; tĩnh học lưu chất và động học lưu chất; phân tích thứ nguyên và mô hình đồng dạng.
o Phần 2: Vận chuyển lưu chất: bơm, tính toán đường ống, quạt và máy nén
o Phần 3: Xử lý hệ thống không đồng pha: Quá trình tách (lắng, lọc), khuấy và các thiết bị
44) Giới thiệu về an toàn sức khỏe và môi trường (Introduction to Health Safety and Environmental (HSE))
– Số tín chỉ: 1 (thực hành)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học giới thiệu đến sinh viên ứng dụng của an toàn sức khoẻ và môi truờng trong kỹ thuật (HSE). Môn học đặc biệt chú trọng khả năng quản trị rủi ro trong suốt quá trình sản xuất những sản phẩm độc hại. Nhìn chung, chuờng trình HSE sẽ giảm thiểu và kiểm soát những nguy cơ độc hại từ quá trình sản xuất và sản phẩm. Đây cũng là điều HSE trở thành 1 phần không thể thiếu của ngành kỹ thuật.
45) Kỹ thuật hóa học xanh (Green Chemical Engineering)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: Động học phản ứng và xúc tác/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học giới thiệu đến sinh viên kỹ thuật hóa học xanh nhằm mang lại những công nghệ và phương pháp xử lý hóa học mới phát sinh ít hoặc không có ô nhiễm, đồng thời đẩy mạnh thực hiện các tùy chọn kỹ thuật bền vững. Cụ thể, thiết kế lò phản ứng hóa học đạt hiệu năng tối đa là chìa khóa cho việc tối thiểu hóa lãng phí. Môn học sẽ tập trung vào các nguyên lý kỹ thuật phản ứng hóa học thông qua việc giới thiệu 1 số yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hiệu năng lò phản ứng.
46) Hóa môi trường 1 (Environmental Chemistry 1)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: không/Môn học trước: Hóa phân tích 2
– Mô tả nội dung môn học: Môn học nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về hóa học nước và sẽ được sử dụng làm căn bản trong tất cả các hoạt động nghiên cứu và thực hành trong kỹ thuật môi trường, quản lý ô nhiễm nước, quản lý và quan trắc chất lượng nguồn nước.
47) Hóa môi trường 2 (Environmental Chemistry 2)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: không/Môn học trước: Hóa phân tích 2
– Mô tả nội dung môn học: Trong môn học này, sinh viên sẽ sử dụng những nguyên lý cơ bản của hóa học để hiểu được nguồn gốc, sự phản ứng và kết quả của những hợp chất trong tự nhiên và trong môi trường ô nhiễm. Trọng tâm sẽ được đặt lên hóa học không khí và đất. Phần thực hành sẽ hỗ trợ cho phần lý thuyết
48) Năng lượng bền vững (Sustainable Energy)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: không/Môn học trước: Hóa lý 1, Hóa lý 2
– Mô tả nội dung môn học: Môn học này giới thiệu dến sinh viên những khái niệm chuyển đổi năng lượng bền vững. Một số dạng năng lượng chính như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, hi-đrô, sinh khối và địa nhiệt cùng với công nghê dự trữ năng lượng sẽ được đưa ra thảo luận.
49) Chế biến khí thiên nhiên (Natural Gas Processing)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: không/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học này cung cấp một cái nhìn bao quát các quá trình hóa học điển hình để xử lý chiết xuất khí thiên nhiên từ lòng đất trở thành mặt hàng có giá trị. Môn học bao gồm những yếu tố cơ bản của phân tích kinh tế, tối ưu hóa, và mô tả một số quá trình vận hành cốt yếu nhất cho nhà máy xử lý khí thiên nhiên.
50) Vật liệu nano (Nanomaterials)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: không/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học này thảo luận các vấn đề tổng hợp, xác định tính chất và ứng dụng của cấu trúc vật liệu ở mức độ nano. Môn học sẽ đề cập đến cái phương pháp kiến tạo bao gồm mọc ghép chùm phân tử (epitaxy), quang khắc chùm điện tử (lithography) và in 4 chiều (self- asembly). Các tính chất quang học và điện tử học của vật liệu nano (bao gồm vật liệu nano 0-, 1-, và 2-chiều) sẽ được trình bày. Trọng tâm, trọng điểm sẽ là vật liệu nano gốc các- bon, bao gồm ống nano các-bon và graphen. Những vật liệu nano khác được đề cập bao gồm: chấm lượng tử, sợi nano và hạt nano. Phần ứng dụng của vật liệu nano sẽ là hoạt động tương tác: mỗi sinh viên được giao bài tập về một loại hoặc ứng dụng của vật liệu nano và thuyết trình trước lớp về nghiên cứu độc lập của mình.
51) Xúc tác dị thể (Heterogenous Catalysis)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết /Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Hơn 90% quy trình sản xuất hóa phẩm là xúc tác trong tự nhiên, và xúc tác dị thể đóng một vai trò quan trọng chủ chốt trong phần lớn công nghiệp hóa chất. Môn học này cực kỳ hữu ích cho sinh viên và học viên cao học, hoặc kỹ thuật viên trong việc hiểu rõ quá trình xúc tác dị thể. Môn học bắt đầu bằng cơ sở của xúc tác và đào sâu vào từng góc độ của điều chế xúc tác cũng như kỹ thuật định tính. Môn học bao gồm các khía cạnh của kiểm thử xúc tác và các loại lò phản ứng; nghiên cứu cơ chế phản ứng và động học của xúc tác dị thể; hiệu ứng của các quá trình truyền vận bên trong và bên ngoài lên tốc độ phản ứng; mô hình hóa, ước lượng thông số và phân lập mô hình; vấn đề chủ yếu gặp phải trong quá trình xúc tác là khử hoạt tính; nhiều quá trình xúc tác công nghiệp; những phát triển mới trong xúc tác; khái niệm xúc tác pin nhiên liệu, xúc tác phiến và xúc tác nano; các phương pháp mới nhất trong thiết kế xúc tác và các kỹ thuật mô phỏng tương ứng. Mỗi chủ đề sẽ được phát triển dần dần và kết hợp với những thông tin được cập nhật và có dẫn chứng. Những khái niệm sẽ được diễn giải cùng với tình huống và các vấn đề có giải pháp bất cứ khi nào cần thiết.
52) Hóa sinh vô cơ (Bioinorganic Chemistry)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: không/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học này sẽ đưa các sinh viên đến cảnh giới nằm giữa biên giới của hóa học vô cơ và hóa sinh. Trước tiên, những khái niệm cơ bản về hóa sinh và hóa vô cơ sẽ được giới thiệu, tạo tiền đề cho những khảo sát chuyên sâu về hóa tính phong phú của kim loại trong sinh học. Việc hóa sinh vô cơ là một liên ngành cao cấp khiế môn học này không thể nào bao quát hết những khía cạnh của nó. Tuy nhiên, môn học sẽ tập trung vào những chủ đề nòng cốt trong lĩnh vực. Một số hệ quan trọng và những tiến bộ gần đây có tiềm năng ứng dụng sẽ được nhấn mạnh.
53) Vật liệu sinh học (Biomaterials)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Một kỹ sư ngành thiết kế tế bào cần hiểu rõ vật liệu sinh học, và cách điều chỉnh bề mặt của nó cho từng ứng dụng cụ thể. Kỹ sư cũng cần hiểu cách lựa chọn vật liệu và cách thiết kế bộ khung cho một vùng nuôi cấy nhất định.
54) Hóa học ăn mòn (Corrosion Chemistry)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: không/Môn học song song: Hóa lý 2
– Mô tả nội dung môn học: Môn học giới thiệu đến sinh viên các khái niệm ăn mòn. Các cơ chế ăn mòn bao gồm ăn mòn tích cực, ăn mòn điện hoá, ăn mòn thụ động, ăn mòn cục bộ; các phản ứng điện hoá khử và phản ứng cracking do môi truờng sẽ đưọc giới thiệu. Các phuơng pháp giảm ăn mòn bao gồm bảo vệ âm cực, tráng phủ, ức chế và thụ động hoá; ảnh huởng của thành phần hoá học của vật liệu cũng như vi cấu trúc trong diễn biến ăn mòn cũng sẽ đưọc đề cập.
55) Tổng hợp hữu cơ (Organic Chemistry Synthesis)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: Hóa hữu cơ 2/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học này cung cấp cho sinh viên trình độ trung cấp về hóa học hữu cơ bằng cách tập trung vào tổng hợp hữu cơ. Tổng hợp hữu cơ là quá trình xây dựng cái phân tử hữu cơ từ những vật liệu đơn giản ban đầu qua những phản ứng hóa học. Đây là môn học quan trọng vì phân tử hữu cơ là chất liệu cơ bản thuê dệt nên sự sống.
56) Các phương pháp nghiên cứu cho hợp chất thiên nhiên và thuốc (Methods for Natural Products and Drugs)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết) + 1 (thực hành)
– Điều kiện tiên quyết: Hóa hữu cơ 2, Hóa phân tích 2/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học này giới thiệu các phương pháp và kỹ thuật đặc biệt dừng trong nghiên cứu hợp chất thiên nhiên và thuốc. Các chủ đề đưọc bao hàm gồm: phương pháp điển hình để sàng lọc và phân lập sản phẩn tự nhiên; xác định cấu trúc phân tử hữu cơ bằng phân tích hiện đại như NMR, MS, IR,…; tổng hợp toàn phần thuốc và hợp chất hữu cơ.
57) Hóa dược (Medicinal Chemistry)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: Hóa hữu cơ 2, Hóa sinh/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học này cung cấp cho sinh viên những nguyên lý tương quan giữa cấu trúc hóa học với tính chất hóa lý và hoạt tính sinh học của các phân tử thuốc. Những nguyên lý này sẽ được áp dụng để thiết kế, sản xuất và tối ưu cả những loại thuốc mới và cổ điển. Môn học tích hợp các khái niệm về quan hệ cấu trúc – hoạt tính và cơ chế hóa học đằng sau hoạt tính của thuốc thống qua những quy trình và công nghệ sủa dụng trong tổng hợp hóa học và các tác nhân dược lý.
58) Vẽ kỹ thuật nâng cao (Advanced Engineering Drawing)
– Số tín chỉ: 2 (lý thuyết) + 1 (thực hành)
– Điều kiện tiên quyết: Vẽ kỹ thuật/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học nhằm cung cấp khả năng xây dựng và quản lý bản vẽ
kỹ thuật một cách hiệu quả theo chuẩn TCVN và ISO và sử dụng phần mềm AutoCAD. Môn học cung cấp kiến thức nâng cao về việc sử dụng cấu trúc hình học với công cụ vẽ của phần mềm AutoCAD, phương pháp chuẩn để trình bày bản vẽ kỹ thuật
59) Thiết kế đường ống và thiết bị (Piping and Instruments System Design)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học nhằm cung cấp khả năng thiết kế hệ thống đường ồng và thiết bị cho nhà mày xứ lý nước/nước thải. Môn học cung cấp kiến thức về đường ống và cách sắp đặt, máy bơm và máy thổi khí và hệ thống điện điểu khiển cho nhà máy xử lý nước/nước thải.
60) Vận hành nhà máy xử lý (Treatment Plant Operation)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: không/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học cung cấp kiến thức cơ bản cho việc vận hành nhà máy xử lý nước thải hoặc vệ sinh một cách tiết kiệm, an toàn và hợp pháp. Môn học cung cấp kỹ năng thiết kế thí nghiệm cho đơn vị vận hành của nhà máy xử lý nước. Môn học cũng cung cấp kiến thức cơ bản về luật và các quy định môi trường, quản lý rủi ro và an toàn lao động
61) Phương pháp nghiên cứu khoa học (Research Methodology)
– Số tín chỉ: 3 (lý thuyết)
– Điều kiện tiên quyết: không/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Bài giảng bao gồm nhập môn nghiên cứu khoa học, lên kế hoạch nghiên cứu và viết đề cương, thiết kế thí nghiệm và thử nghiêm giả thiết, quy trình xuất bản với trọng tâm vào chuẩn bị đề tài tốt nghiệp. Sinh viên được yêu cầu thực hiện đề tài môn học để đánh giá khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế cũng như phát triển kỹ năng giữa các cá nhân.
62) Nghiên cứu 1 (Research 1)
– Số tín chỉ: 1 (thực hành)
– Điều kiện tiên quyết: không/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học này nằm trong bộ ba môn học cho sinh viên năm thứ 3 và học kỳ 1 năm thứ 4 được thiết kế cho phép sinh viên tiếp cận với đa dạng hướng nghiên cứu trong lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học thông qua việc tham gia vào các nhóm thực hành. Sinh viên sẽ học được cách đặt giả thuyết, thiết kế thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết, ghi chép dữ liệu trong sổ thực hành, đánh giá kết quả rút ra từ các phân tích, và trình bày kết quả.
63) Nghiên cứu 2 (Research 2)
– Số tín chỉ: 1 (thực hành)
– Điều kiện tiên quyết: Nghiên cứu 1/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Môn học này nằm trong bộ ba môn học cho sinh viên năm thứ 3 và học kỳ 1 năm thứ 4 được thiết kế cho phép sinh viên tiếp cận với đa dạng hướng nghiên cứu trong lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học thông qua việc tham gia vào các nhóm thực hành. Sinh viên sẽ học được cách đặt giả thuyết, thiết kế thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết, ghi chép dữ liệu trong sổ thực hành, đánh giá kết quả rút ra từ các phân tích, và trình bày kết quả.
64) Thực tập (Internship)
– Số tín chỉ: 2 (thực hành)
– Điều kiện tiên quyết: hoàn thành 70% tổng số tín chỉ/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Đây là thực tập của sinh viên trước khi làm luận văn tốt nghiệp.
Mục tiêu của thực tập là cung cấp cho sinh viên cơ hội nghiên cứu, quan sát và vận hành những kiến thức đã học cũng như thu thập dữ liệu cho bài luận văn của mình và tạo cơ hội cho sinh viên tìm kiếm việc làm trong tương lai. Môn học ngày cung cấp cho sinh viên các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết của một kỹ sư, bao gồm phân tích kỹ thuật và giải quyết vấn đề, thực nghiệm và chứng minh các giả thuyết dựa trên kết quả thực nghiệm, khả năng suy nghĩ sáng tạo, khả năng đánh giá vấn đề kỹ thuật hóa học trong “thế giới thực”. Hơn nữa, sinh viên có được cơ hội để hiểu biết bối cảnh xã hội và môi trường kinh doanh, hình thành ý tưởng và xây dựng hệ thống, thiết kế các quy trình xử lý trong điều kiện cụ thể của công ty.
65) Luận văn (Thesis)
– Số tín chỉ: 12 (thực hành)
– Điều kiện tiên quyết: Thực tập, hoàn thành 90% tổng số tín chỉ/Môn học trước: không
– Mô tả nội dung môn học: Luận văn tốt nghiệp được tiến hành dưới sự hướng dẫn của một hoặc nhiều giảng viên. Mục đích của môn học là ứng dụng hệ thống kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề về môi trường. Chủ đề của luận văn, bao gồm lý thuyết, nghiên cứu và ứng dụng thực tế, sẽ được giảng viên hoặc sinh viên gợi ý đề xuất và phải được duyệt bởi Trưởng đơn vị quản lý ngành.